Tôi xin trao đổi cùng tác giả bài viết "Bỏ ăn khi người cùng bàn cầm đũa khuấy thức ăn" Dịch thuật miền trung tại Bình Dương Blog như sau:
1. "Cháu mời bác", "Ăn đi em..." là những câu nói, lời mời thông thường, thể hiện phép lịch sự, ứng xử đẹp của một cá nhân, rất nên duy trì.
2. Gắp đồ ăn cho người thân mình hay người ngồi cùng mình khi dùng bữa đâu chỉ do "ngày xưa, khi ăn uống không được no đủ", sợ bị "đánh giá tham ăn" như bạn viết? Cử chỉ đó cũng thể hiện sự quan tâm, chia sẻ hay nhường nhịn mà con người dành cho nhau nữa.
Tất nhiên, ngày nay sự ăn uống không còn thiếu hay "ngặt nghèo" như xưa, sở thích mỗi người mỗi khác, chưa kể nguy cơ lây nhiễm qua đường ăn uống...ta cũng không nên quá câu nệ, cần tôn trọng thị hiếu mỗi người khi dùng cơm hay tiệc.
Nhưng xét về khía cạnh văn hoá: người Việt mình ngày xưa định cư phần lớn nơi làng xã, tính cố kết cộng đồng cao. Không khó lý giải vì sao cử chỉ gắp đồ ăn cho nhau lại mang tính phổ biến đến vậy.
Người Việt chừa lại miếng thức ăn cuối cùng - sĩ diện hay lãng phí?
3. Cũng vì tính cộng đồng cao, xuất phát từ văn hoá làng xã mà ngày trước (và hiện tại) trong bữa cơm của người Việt luôn có một bát nước chấm dùng chung , đặt ở giữa mâm cơm.
Bát nước chấm cũng như một chủ thể văn hoá - sẽ không là đối tượng "bất biến", "tĩnh" mà luôn có sự "vận động" phụ thuộc hệ quy chiếu, góc nhìn và nhận thức.
Ngày trước nhìn nhận về tính vệ sinh hay nguy cơ bệnh tật của cha ông ta chắc chắn sẽ không thể như phần đông chúng ta hiện tại. Đời sống nâng cao, nhận thức thay đổi thì tất yếu thói quen mới hơn (dùng mỗi người một bát nước chấm riêng, hay dùng chiếc thìa chan nước chấm vào bát của mình...) hình thành. Đó là lẽ thường tình.
4. Mỗi người nên tự học hỏi những tiểu tiết, phép tắc tối thiểu trong ăn uống. Lời mời trước khi dùng bữa. Khi ăn tránh dùng đũa, thìa của mình khuấy tô canh chung, đĩa ăn chung. Không nên "chọn" riêng mình miếng ngon bằng cách gắp lên, đảo xuống; tránh vừa ăn vừa nói, nhồm nhoàm; khi chấm, chan đồ ăn tránh vung vãi ra ngoài...
Những điều tuy nhỏ nhưng cũng cho thấy tu dưỡng và văn hoá của một người. Bên cạnh món Á, các món Âu, Mỹ... đều cần các quy tắc, phép lịch sự khác nhau. Đơn cử như cách dùng nĩa, cầm dao khi ăn đồ Tây, ăn buffet hay mì Ý... cũng bao điều phải học.
Ăn uống là điều rất gần gũi, nhưng ăn làm sao không để ngon, cho phù hợp phép tắc, thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến cảm xúc người khác ngồi cạnh mình khi dùng bữa cũng nên lưu tâm lắm vậy.
Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây .
Ngọc Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét